Viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Căn bệnh này khiến cho lớp niêm mạc bị bào mòn phá huỷ. Thậm chí nó có thể ăn mòn xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, thanh mạc, hoặc có thể gây thủng. Cần phải hiểu rõ về căn bệnh này để có thể phòng tránh cũng như lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Mục lục
HP có phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng?
Tình trạng viêm loét xảy ra do sự mất thăng bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố niêm mạc bảo vệ dạ dày. Đây là giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh được nhiều người trong giới y khoa công nhận nhất. Các yếu tố gây ra căn bệnh này có thể kể đến:
- Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Có khoảng 90% trường hợp loét dạ dày, và 95% trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện của vi khuẩn HP ở ổ loét.
- Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs
- Thuốc lá: Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lá cũng làm chậm quá trình lành các tổn thương, hoặc làm tăng nguy cơ xuất hiện các ổ loét mới.
- Các yếu tố khác: thuốc corticoid, bị căng thẳng thần kinh, uống quá nhiều rượu bia và nước có ga.
Đau bụng có phải là triệu chứng duy nhất của viêm loét dạ dày-tá tràng?
Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý. Người mắc viêm loét dạ dày-tá tràng cũng gặp phải tình trạng tương tự. Viêm loét xuất hiện ở hai dạng thể điển hình & không điển hình, do đó mà mỗi người sẽ xuất hiện những cơn đau khác nhau.
-
Thể điển hình:
Đau bụng: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, có lúc cảm giác bỏng rát vùng thượng vị, có lúc đau quặn bụng.
Cơn đau có tính chất chu kỳ theo ngày, mùa trong năm.
Tình trạng đau bụng có thể liên quan đến chế độ sinh hoạt, ăn uống. Ví dụ như đau khi đói, ăn vào đỡ đau hoặc đau ngay sau khi ăn.
Càng về sau, người bệnh mất có thể mất dần tính chất chu kỳ, có thể có nhiều đợt đau trong năm, rồi trở thành cơn đau dai dẳng, liên tục.
Ngoài đau bụng, bệnh nhân sẽ bị ợ hơi, ợ chua.
-
Thể không điển hình:
Bệnh tiến triển im lặng, không có bất cứ triệu chứng nào rõ ràng. Sau một thời gian dài, nó sẽ xuất hiện biến chứng đột ngột như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc K dạ dày. Thể viêm loét này khá nghiêm trọng, cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Phương pháp chẩn đoán
Nội soi ống tiêu hoá là phương pháp có giá trị chẩn đoán tốt nhất. Các bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh ổ loét thông qua hình thức nội soi, đánh giá kích thước, vị trí của ổ loét, hoặc các tổn thương khác nếu có. Thông qua phương pháp này find, có thể đánh giá được sự hiện diện của Vi khuẩn HP trong dạ dày, nếu nghi ngờ K hoá hoặc bất thường sẽ lấy mẫu bệnh phẩm để làm mô bệnh học.
Cách thức điều trị như thế nào?
Nếu được phát hiện sớm thì bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh chủ yếu điều trị nội khoa. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị tiệt HP (nếu có) của Bác sỹ tiêu hoá. Tái khám theo hẹn của Bác sỹ chuyên khoa Tiêu hoá. Tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh.
Người viêm loét dạ dày-tá tràng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

- Chế độ ăn lành mạnh, ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi
- Tích cực bổ sung nước, đảm bảo đủ 1,5 -2l nước mỗi ngày
- Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu
- Không ăn quá no, tập trung vào một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Không nên để bụng quá đói, quá no
- Nếu không bị đau thì người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống bình thường
- Kiêng rượu bia, nước có ga.
- Không hút thuốc lá (cả chủ động và bị động) do
- Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress.
Xem thêm:
- 6 thói quen phổ biến dẫn tới viêm loét dạ dày
- Ăn gì khi bị viêm loét dạ dày sau Tết
- Các món ăn tốt cho người viêm loét dạ dày