CSKH HN
024.7307.8999
CSKH HCM
028.3868.0909

Tìm hiểu biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Có đến 50% người mắc bệnh tiểu đường phát triển bệnh thần kinh trong quá trình mắc bệnh. Bệnh không thể chữa khỏi. Mục tiêu điều trị chỉ nhằm mục đích làm dịu các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng thêm.

Biến chứng thần kinh

Tổn thương thần kinh có nghĩa là tổn thương các dây thần kinh của hệ thần kinh ngoại vi. Bệnh tiểu đường chính là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh. 

Nó thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh bàn chân và bàn tay, tuy nhiên, bất kì dây thần kinh nào cũng có thể liên quan, bao gồm cả những dây thần kinh điều khiển các cơ quan nội tạng (dây thần kinh tự chủ).

Bệnh thần kinh tự chủ ở người tiểu đường

Các dây thần kinh tự chủ, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan và tuyến, khi đường huyết trong máu tăng cao nó sẽ phá hủy các dây thần kinh này.  

Đây được gọi là bệnh thần kinh tự trị và có thể gây ra một loạt các vấn đề bao gồm:

  • Tạo cảm giác đói dẫn đến buồn nôn, ợ chua hoặc đau.
  • Táo bón
  • Vấn đề bàng quang.
  • Khi quan hệ, khó đạt được sự cương cứng.
  • Khó kiểm soát huyết áp.
  • Nhịp tim lúc nhanh lúc chậm (loạn nhịp tim).

Các triệu chứng 

Hầu hết những người bị bệnh thần kinh do đái tháo đường không biết rằng họ bị tổn thương dây thần kinh, cho đến khi nó được bác sĩ kiểm tra định kỳ.

Các triệu chứng điển hình khác nhau ở mỗi người, nhưng có thể bao gồm:

  • Cảm giác tê bì, ngứa ran, châm chích, khó chịu. 
  • Cảm giác này bắt đầu ở cả hai bàn chân và lan đối xứng lên bàn tay.

Khoảng 50% trong số những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường cảm thấy đau ở bàn chân và tăng nhạy cảm với các kích thích gây đau (được gọi là đau thần kinh). Đau thần kinh thường tồi tệ hơn vào ban đêm và có thể làm gián đoạn giấc ngủ một cách nghiêm trọng.

Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe:

  • Choáng váng, tăng nguy cơ bị ngã.
  • Chân run, khó vận động, yếu dần dẫn đến dị tật ở bàn chân.
  • Tê cả tay và chân. Cảm giác này có thể không được chú ý.
  • Hình thành vết loét ở chân
  • Mất cảm giác ở tay và chân.

Nguyên nhân 

Mức độ glucose và lipid (chất béo) cao trong máu, và các sản phẩm phụ độc hại mà cơ thể tạo ra thông qua quá trình trao đổi chất, được cho là nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Theo nghiên cứu, việc kiểm soát tốt lượng đường ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể làm giảm biến chứng bệnh thần kinh đến 60%.

Lợi ích của việc kiểm soát glucose tốt ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 là khiêm tốn hơn. Cải thiện mức lipid cũng có thể làm giảm tỷ lệ tổn thương thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Các yếu tố nguy cơ 

Một người mắc bệnh tiểu đường càng lâu, việc kiểm soát bệnh tiểu đường của họ càng kém. Theo thời gian bệnh có khả năng phá hủy thần kinh gây tổn thương dây thần kinh.

Người gặp biến chứng tiểu đường ở các bộ phận khác như thận, tim hoặc mắt… cũng có nguy cơ phát triển bệnh thần kinh. Hút thuốc, cao huyết áp và thừa cân cũng khiến người bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương dây thần kinh.

Chẩn đoán 

Chẩn đoán bệnh thần kinh do tiểu đường có thể bao gồm:

  • Lấy tiền sử bệnh để tìm các triệu chứng điển hình của bệnh thần kinh.
  • Kiểm tra bàn chân và chân để biết phản ứng với các kích thích như nhiệt độ, chạm nhẹ, đau, chuyển động và rung.
  • Kiểm tra phản xạ của đầu gối và mắt cá chân.
  • Xét nghiệm (nồng độ vitamin B 1 hoặc thiamine) để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh thần kinh.

Điều trị bệnh thần kinh do tiểu đường

Các dây thần kinh bị tổn thương không thể sửa chữa được. Tuy nhiên, nguy cơ bị các biến chứng ở bàn chân có thể giảm bớt bằng cách:

  • Thường xuyên kiểm tra bàn chân: Để tìm các dấu hiệu ban đầu của vấn đề hoặc các khu vực tiềm ẩn có vấn đề (chẳng hạn như đứt da, dấu hiệu nhiễm trùng hoặc biến dạng). Cần thăm khám và điều trị khi có những dấu hiệu đầu tiên. Điều trị sớm các vết loét ở chân sẽ giúp chúng mau lành hơn.
  • Vệ sinh chân và móng tay tốt.
  • Chọn tất và giày phù hợp vừa vặn với hình dạng bàn chân.
  • Tránh các hoạt động có thể làm chấn thương bàn chân. 
  • Kiểm tra giày để tìm đá, gậy và các vật lạ khác có thể làm đau chân bạn trước khi xỏ giày vào.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.

Điều trị bệnh thần kinh do tiểu đường khi xảy ra đau đớn

Lúc này, người bệnh cần sử dụng thêm một số loại thuốc (được bác sĩ chỉ định). Một số loại thuốc khác nhau có sẵn, có tác dụng tương đương.

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (như venlafaxine, duloxetine)
  • Thuốc chống trầm cảm: Chẳng hạn như amityptiline)
  • Thuốc phòng chống bệnh động kinh
  • Thuốc giảm đau opioid và tramadol: Có thể được sử dụng như phương pháp điều trị hàng đầu.

Nếu sử dụng một loại thuốc nhưng không cải thiện cảm giác đau đớn, các bác sĩ sẽ chuyển sang một loại khác hoặc kết hợp cả hai loại thuốc. 

Phòng ngừa bệnh thần kinh do tiểu đường

  • Cần duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp với chiều cao
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giảm huyết áp và mức lipid (chất béo) thông qua chế độ ăn uống và thay đổi lối sống, và dùng thuốc khi thích hợp.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng bao gồm đau, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.
  • Kiểm tra chân ít nhất 1 năm/ lần bởi bác sĩ. 6 tháng /lần nếu bạn có dấu hiệu của các vấn đề với bàn chân hoặc các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.

Kết luận

  • Tổn thương thần kinh là biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường.
  • Khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển bệnh thần kinh.
  • Những dây thần kinh khu vực bàn chân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh thần kinh do tiểu đường.
  • Bàn chân thường bị tê, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn.
  • Hầu hết những người bị bệnh thần kinh tiểu đường không biết rằng họ bị tổn thương dây thần kinh, cho đến khi nó được bác sĩ kiểm tra định kỳ hoặc khi họ phát triển các biến chứng.
  • Mặc dù không có cách chữa khỏi nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng sau này.

 

Vì sao bạn nên chọn Vietlife
Phòng khám đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ bác sĩ là Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành
Chi phí khám bệnh chỉ từ 300.000 vnđ
Đăng ký tư vấn khám chữa bệnh

    Xem thêm

    Copyright ©2018 VietlifeClinic. All Rights Reserved