Thoái hóa khớp vai, căn bệnh không chỉ gặp ở những người thường xuyên vận động mạnh cơ vai mà nó còn xảy ra với cả người ít vận động, hay giữ lâu ở một tư thế. Bệnh dễ gặp và cũng khó chữa. Chính vì thế để phòng ngừa và điều trị hiệu quả người bệnh cần có sự am hiểu nhất định về triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh.
Mục lục
Thoái hóa khớp vai là gì?
Thoái hóa khớp vai là hiện tượng viêm vùng khớp vai đồng thời cũng liên đới đến các vùng khớp liên kết như: mỏm cùng, xương đòn, màng khớp, dây chằng, khớp bả vai, cơ và gân.
Khớp vai đóng vai trò quan trọng trong việc tạo chuyển động cho cả cánh tay. Vì thế nếu bạn bị mắc căn bệnh thoái hóa khớp vai chắc chắn sẽ gây ra những đau đớn thì đ1o ảnh hưởng đến chuyển động của cả cánh tay gây khó khăn cho công việc và sinh hoạt.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bị thoái hóa khớp vai rất có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như vôi hóa khớp vai, hỏng khớp vai, biến dạng khớp, tê liệt cả vai, cổ và lưng… Bởi vậy tìm hiểu nguyên nhân để biết cách phòng ngừa chính là biện pháp để tránh xa căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai
– Tuổi tác: Những người có độ tuổi từ 45 trở lên có nguy cơ cao hơn. Xương khớp thường chịu tác động lão hóa của thời gian. Càng lớn tuổi sức khỏe càng trở nên yếu ớt, kéo theo đó là sự lão hóa của xương khớp.
– Di truyền: Một số người ngay từ khi sinh ra đã có khớp vai không khỏe mạnh hay nói chính xác hơn là hệ thống xương khớp không khỏe mạnh. Dễ bị thoái hóa và tác động bởi thời gian hay hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
– Do chấn thương khi vận động: Việc luyện tập thể dục thể thao quá sức, hoặc làm việc mang vác quá nặng… cũng có thể làm tổn thương khớp vai trầm trọng. Những người trong trường hợp này có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai cao hơn người bình thường.
– Thói quen sinh hoạt: Những người làm việc một chỗ, hoạt động một tư thế lâu, nằm ngủ sai tư thế cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai.
Vì thế mới nói thoái hóa khớp vai không chỉ xảy ra với người vận động mạnh hay bê vác vật nặng mà với người ít vận động, chỉ thực hiện 1 động tác như đánh máy tính (dân văn phòng) cũng tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa khớp vai.
Triệu chứng của thoái hóa khớp vai
Cũng giống như một số bệnh lý về xương khớp khác, thoái hóa khớp vai cũng có biểu hiện:
– Đau khớp vai: Đó là hiện tượng đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau khi vận động và giảm đau sau khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể từng đợt hoặc kéo dài. Chỗ đau chính là khớp vai nhưng cũng có thể lan xuống bả vai và cổ.
– Sưng khớp vai: Vùng khớp vai sẻ sưng đau hoặc sưng đỏ. Sờ nắn vào sẽ thấy đau
– Cứng khớp, tê bì tay: Hiện tượng cứng khớp hay tê bì tay thường xuất hiện vào buổi sáng. Dấu hiệu lá cảm giác cứng khớp xung quanh khớp vai rất khó cử động.
– Khó khăn cho vận động: Thoái hóa khớp vai sẽ gây hạn chế cho vận động xoay vai, cúi người hay với tay…
Người bệnh thoái hóa khớp vai nên dùng thuốc gì?
Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai như cứng khớp, sưng và đau khớp, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tây trước tiên. Trong các trường hợp đau cấp tính, thuốc tây chính là sự lựa chọn cần thiết. Một số nhóm thuốc trị thoái hóa khớp vai cụ thể:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol hay Co-codamol… giúp giảm đau nhanh chóng
– Thuốc chống viêm: Ibuprofen, Aspirin hay Indomethacin… giúp hạn chế sự tiến triển và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại khớp.
– Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… giúp thư giãn cơ bắp, giải tỏa co cứng khớp hiệu quả, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai cho bệnh nhân cấp tính.
– Glucosamin: là một chất kích thích chọn lọc tế bào sụn cần sửa chữa, ức chế enzym tiêu hủy protein giúp cải thiện sự thu nhận canxi vào xương.
Tuy nhiên khi lạm dụng quá nhiều thuốc Tây người bệnh có khả năng sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận hay dạ dày. Vì thế khi sử dụng bất kì loại thuốc nào người bệnh cần đi kiểm tra, cần được bác sĩ kê đơn. Sử dụng hết đơn nên đi khám lại và lắng nghe lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ. Liên hệ Hotline ngay để được tư vấn chi tiết 024 7307 8999 – 028 3868 0909