Varicella Zoster là con virus gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông xuân – thời điểm mà virus sinh sôi và lây lan mạnh. Căn bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một đường lây nhiễm khác của thủy đậu đó là tiếp xúc với các dịch nhầy bị vỡ ra từ các mụn nước của thủy đậu.
Mục lục
Những biểu hiện của bệnh thủy đậu
Khi bị nhiễm virus thủy đậu thì trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, đau nhức đầu, đau cơ… Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng xuất hiện dấu hiệu kể trên. Ở giai đoạn tiếp theo, trên cơ thể bắt đầu mọc những nốt tròn nhỏ rồi dấn tiến triển thành mụn nước. Mụn lan dần ra khắp cơ thể hoặc xuất hiện rải rác ở một vài vị trí. Sau vài ngày mụn nước sẽ khô lại, đóng vảy và tự khỏi.
Về cơ bản, bệnh thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng cũng có một vài trẻ phải đối mặt với biến chứng như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan… Thậm chí có những trường hợp vì không được điều trị kịp thời, đúng cách mà dẫn đến tử vong. Phụ nữ khi mang thai mà vô tình bị nhiễm bệnh thì đứa trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Một trong những biến chứng khác của thủy đậu là Zona, một dạng bệnh tái phát muộn sau nhiều năm của người từng mắc bệnh. Bệnh Zona cũng để lại hậu quả nguy hiể như đau thần kinh, loét giác mạc…
Chăm sóc trẻ khi bị nhiễm bệnh
– Thủy đậu tuy không nguy hiểm nhưng lại rất dễ lây lan cho người khác. Phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ở nhà cho đến khi khỏi hẳn, tránh nhiễm bệnh cho các bạn khác.
– Nhiều cha mẹ vì lo con bị bệnh nếu gặp nước sẽ khiến cho bệnh tình nghiêm tọng hơn. Chính vì thế mà họ kiêng gió kiêng nước tuyệt đối thậm chí là không tắm cho con mình. Thế nhưng cách phòng bệnh này hoàn toàn không cần thiết. Trẻ vẫn cần phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh xảy ra biến chứng. Nên lưu ý, khi tắm thì nên sử dụng nước ấm và không nên tắm quá 5 phút.
– Mặc đồ thoái mái, rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi từ vải mềm
– Vệ sinh sạch sẽ mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé, chủ yếu là cho ăn các loại thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu. Trong thực đơn hằng ngày nên có các loại rau quả nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
– Tuyệt đối không được nặn, gãi, làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và để lại sẹo.
Để phòng bệnh cho trẻ cha mẹ cần
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. Có đến khoảng 97% người đã từng tiêm phòng vắc thủy đậu đã tránh được căn bệnh này. Kết hợp với đó cha mẹ cần phải áp dụng một số những biện pháp phòng trừ đơn giản như
– Nhà ở và các khu vực xung quanh phải được vệ sinh, dọn dẹp đình kỳ
– Chỉ dẫn cho các bé cách rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Tiêm phòng vắc xin đúng lịch, đúng quy định đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao tại phòng tiêm chủng Vietlife
Đến với Phòng tiêm chủng Vietlife cha mẹ và các bé sẽ được chăm sóc tận tình bởi
– Công tác đăng ký và tiến hành tiêm chủng nhanh chóng, chuyên nghiệp.
– Nguồn vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế
– Toàn bộ đội ngũ bác sĩ tại phòng khám đều là chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm
Nếu có bất cứ câu hỏi nào về việc tiêm phòng bệnh thủy đậu thì hãy liên hệ ngay với Vietlife thông qua Hotline 0906 99 33 31 đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết và tận tình sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Hoặc bạn có thể gửi trực tiếp câu hỏi tại đây BẢN ĐĂNG KÝ
Xem thêm:
Phân biệt thủy đậu và bệnh tay chân miệng
Giúp trẻ sẵn sàng “chiến đấu” với căn bệnh thủy đậu
Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu