Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần. Đó là lý do tại sao những người bị bệnh tiểu đường thường được kê đơn thuốc để kiểm soát huyết áp và cholesterol trong máu.
Bệnh tiểu đường góp phần làm cho động mạch bị lão hóa sớm và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân của hầu hết các biến cố tim mạch, chẳng hạn như đột quỵ và nhồi máu cơ tim (đau tim).
Các số liệu thống kê sau đây nói rõ ràng rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa bệnh tim mạch (CVD) và bệnh tiểu đường.
- Ít nhất 68% những người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh tiểu đường chết vì một số dạng bệnh tim; và 16% chết vì đột quỵ.
- Người lớn mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn gấp 2 đến 4 lần so với người lớn không mắc bệnh tiểu đường.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ coi bệnh tiểu đường là 1 trong 7 yếu tố nguy cơ chính có thể giúp kiểm soát được bệnh tim mạch.
Mục lục
Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường lại có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Bệnh tiểu đường có thể điều trị để kiểm soát mức đường huyết ổn định nhưng ngay cả khi mức đường huyết được kiểm soát, nó vẫn làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Lý do vì người bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2.
Dưới đây là một số tình trạng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch:
Tăng huyết áp
Đây là yếu tố chính làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch. Có rất nhiều nghiên cứu báo cáo mối liên quan tích cực giữa tăng huyết áp và kháng insulin.
Khi bệnh nhân có cả tăng huyết áp và đái tháo đường (vốn là sự kết hợp phổ biến) nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ tăng gấp đôi.
Cholesterol bất thường và triglyceride cao
Bệnh nhân tiểu đường thường có mức cholesterol không tốt cho sức khỏe bao gồm:
- Cholesterol LDL (“xấu”) cao, cholesterol HDL (“tốt”) thấp và triglyceride cao.
- Bộ ba số lượng lipid kém này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành sớm.
Đây cũng là đặc điểm của rối loạn lipid liên quan đến kháng insulin được gọi là rối loạn lipid máu do xơ vữa, hoặc rối loạn lipid máu do đái tháo đường ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Thừa cân, béo phì
Nguy cơ chính của bệnh tim mạch liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin. Ngăn ngừa tình trạng này bằng cách giảm cân. Duy trì cân nặng ổn định có thể cải thiện nguy cơ tim mạch, giảm nồng độ insulin và tăng độ nhạy cảm với insulin.
Cân nặng dư thừa và sự kháng insulin cũng có liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác bao gồm cả huyết áp cao.
Thiếu hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất là yếu tố chính có thể thay đổi được đối với việc kháng insulin và bệnh tim mạch. Tăng cường luyện tập cũng như giảm cân khoa học có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2, giảm huyết áp và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Bất kỳ loại hoạt động thể chất nào ở cường độ trung bình hoặc mạnh dù là thể thao, công việc gia đình, làm vườn… cũng đều có lợi cho bệnh tiểu đường và tim mạch.
Đối với sức khỏe tim mạch tổng thể, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị :
- Dành ít nhất 150 phút hoạt động thể lực với cường độ trung bình hoặc 75 phút hoạt động aerobic mạnh mẽ mỗi tuần (kết hợp tương đương giữa các hoạt động cường độ vừa và mạnh).
- Tăng cường hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất 2 ngày mỗi tuần để có thêm lợi ích cho sức khỏe.
Lượng đường trong máu quá cao
Bệnh tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên mức nguy hiểm. Có thể cần dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu.
Hút thuốc lá
Người bệnh tiểu đường hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Vì thế nên học cách loại bỏ thói quen này.
Những người bị kháng insulin hoặc tiểu đường kết hợp với một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sẽ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn. Tuy nhiên, bằng cách quản lý các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân tiểu đường có thể tránh hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tim và mạch máu.
Người bệnh cần thường xuyên làm xét nghiệm định kỳ để đánh giá xem họ có khởi phát bất kỳ yếu tố nguy cơ nào liên quan đến bệnh tim mạch do tiểu đường hay không.
Các biến chứng tiềm ẩn phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng bởi xơ vữa động mạch:
- Tim: đau thắt ngực, nhồi máu (đau tim), suy tim, loạn nhịp tim.
- Não: đột quỵ (có biểu hiện tê liệt, mất ngôn ngữ, chóng mặt).
- Thân dưới: đau khi đi lại (đi khập khiễng), hoại tử, cắt cụt chi.
Phòng ngừa đau tim, đột quỵ do tiểu đường
Áp dụng thói quen lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch.
-
- Hoạt động thể chất thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể chất.
- Quản lý cân nặng lành mạnh: Nên giảm cân từ từ với chế độ giảm khẩu ăn từ từ, không nên giảm cân đột ngột hoặc dùng thuốc giảm cân thiếu an toàn.
- Uống rượu có chừng mực: Tốt nhất nên hạn chế hoặc không uống rượu bia với người bị tiểu đường.
- Kiểm soát lượng đường trong máu tối ưu (đường huyết lúc đói từ 4 đến 7 mmol / L và 2 giờ sau bữa ăn từ 5 đến 10 mmol / L, giá trị A1C bằng hoặc dưới 7%).
- Kiểm soát cholesterol trong máu tối ưu (C-LDL bằng hoặc dưới 2 mmol / L).
- Kiểm soát huyết áp tối ưu (giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 130/80 mmHg).
- Bỏ thuốc lá.
- Uống thuốc theo đơn: Nên uống đúng giờ và chi tiết theo ngày.
- Tầm soát sức khỏe: Khám tổng quát, theo dõi sức khỏe định kỳ.
Phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh
- Không nên ở ngoài trời lạnh quá lâu. Nếu có ra ngoài nên mặc ấm, đi tất và gang tay, mặc nhiều lớp áo.
- Tránh lao động hoặc luyện tập thể thao quá sức. Để giữ nhiệt độ ổn định khi thời tiết lạnh, cơ thể chúng ta đã phải gắng sức rất nhiều vì thế đừng làm cơ thể gắng sức nhiều.
- Tránh tắm quá khuya, không nên tắm sau 22h khi thời tiết lạnh.
- Không nên để cơ thể quá nóng khi trời lạnh. Khi cơ thể quá nóng, các mạch máu sẽ đột ngột bị giãn nở, từ đó có thể làm hạ huyết áp đột ngột gây nguy hiểm cho tim mạch.
- Với người tiểu đường hoặc người mắc các bệnh về tim mạch không nên luyện tập hay đi bộ một mình. Khi hoạt động hoặc làm bất cứ việc gì về thể lực cần có người thân, bạn bè đi cùng để có thể trợ giúp khi cần thiết
- Mùa lạnh khi ngủ nên mặc thoải mái và đi tất, tránh mặc chật nóng gây khó khăn cho hoạt động thở. Ngủ sớm và ngủ điều độ, tránh thức khuya hoặc uống rượu trước khi ngủ.
- Theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Tuân thủ theo những chỉ định lời khuyên từ bác sĩ
Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Hút thuốc và có huyết áp cao, cholesterol cao làm tăng những nguy cơ này nhiều hơn. Kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol là rất quan trọng để ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
👉👉Nếu thấy những dấu hiệu bất thường từ cơ thể, liên hệ ngay #Vietlife_Clinic, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Inbox hoặc liên hệ với chúng tôi qua ☎☎Hotline Hà Nội: 024 7307 8999 – 0906 993330/ Hồ Chí Minh: 028 3868.0909 – 0938493909 để được tư vấn miễn phí.