Trẻ sơ sinh có nhịp thở không ổn định và có số lần thở nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhịp thở của trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện như: thở nhanh, thở khò khè,… Hãy cùng Vietlife tìm hiểu các dấu hiệu của “nhịp thở bất thường” để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.
Mục lục
Cách đếm nhịp thở cho trẻ
Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ. Trước tiên, hãy vén áo trẻ lên cho phần bụng và phần ngực được nhìn rõ. Sau đó, nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để đếm. Đếm nhịp thở trong vòng 1 phút, mỗi lần hít vào và thở ra được tính là một nhịp. Trẻ sơ sinh có nhịp thở không đều nên để chắc chắn mẹ hãy đếm lại 2, 3 lần.
Dấu hiệu thở nhanh
Theo phân loại của WHO, trẻ được coi là thở nhanh khi:
Dưới 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút
Từ 2-12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút
Trẻ 1-5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút
Khi phát hiện dấu hiệu thở nhanh ở trẻ mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
Nghe các tiếng thở
Bình thường chúng ta không nghe thấy tiếng thở vào hoặc thở ra của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ mắc một số bệnh đường hô hấp ta có thể nghe thấy một số tiếng thở bất thường.
Tiếng thở rên: Tiếng thở ngắn, phát ra ở thì thở ra. Chúng ta có thể nghe được khi ta ghé sát tai vào miệng trẻ. Thường gặp ở các trẻ sơ sinh mắc viêm phổi nặng. Khi đó, phổi của trẻ thường có xu hướng xẹp lại. Để chống lại xẹp phổi, trẻ cố gắng giữ lại thêm thể tích cặn chức năng bằng cách đóng nắp thanh quản lại ở cuối thì thở ra.
Thở rít: Là tiếng thở phát ra ở thì thở vào, có thể nghe thấy bằng tai khi quan sát trẻ thở. Thường gặp trong các bệnh có hẹp đường thở trên, đoạn phía ngoài lồng ngực gây ra do các bệnh như: viêm thanh quản, mềm sụn thanh quản, dị vật đường thở…
Thở khò khè: Là tiếng thở phát ra ở thì thở ra, có thể nghe được bằng tai khi ta ghé sát tai vào miệng trẻ. Do tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới, từ phế quản trở xuống. Thường gặp trong các bệnh viêm tiểu phế quản, hen, các khối u hoặc dị dạng mạch máu lớn chèn ép vào phế quản… Cần phân biệt với tiếng thở khụt khịt do tắc mũi do ứ đọng đờm dãi ở mũi họng. Tiếng thở khụt khịt do ứ đọng đờm dãi thường phát ra ở cả hai thì thở ra và thở vào và sẽ mất đi khi ta hút sạch dịch ở mũi họng.
Dấu hiệu khi trẻ bị khó thở
Khi trẻ có những biểu hiện rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, thở rên, bỏ bú, tím tái… cho thấy mức độ nặng của tổn thương nhu mô phổi và dấu hiệu suy hô hấp. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Đội ngũ bác sỹ Nhi Vietlife
Vietlife tự hào với đội ngũ Bác sĩ Chuyên khoa Nhi dày dặn kinh nghiệm, có uy tín đã và đang là địa chỉ tin cậy được nhiều mẹ tin tưởng:
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội, Khoa Thận – Tiết niệu, BV Nhi Trung ương.
BSCKII.TTƯT Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Nguyên Phó Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương
BSCKII Hồ Thị Hiền – Nguyên trưởng khoa Gan mật – Bệnh viện Nhi Trung ương và có 35 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành Nhi khoa cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn thăm khám và theo dõi sức khỏe.
Liên hệ NGAY Hotline 0906 99 33 31 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết và tận tình nhất hoặc gửi câu hỏi tư vấn tại đây: BẢN ĐĂNG KÝ
Xem thêm:
- Những lưu ý khi sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ trong mùa hè
- Virus Rota – Tác nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ vào mùa đông xuân
- 3 dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ