CSKH HN
024.7307.8999
CSKH HCM
028.3868.0909

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em, cha mẹ cần làm gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên “bạn nhỏ” (dương vật) bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Khoảng 96% trẻ sơ sinh nam khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp. Hẹp bao quy đầu có 2 dạng sinh lý và bệnh lý. 

Cắt bao quy đầu ở trẻ em là phẫu thuật cắt bỏ phần da bao quy đầu trùm qua đầu dương vật. Đây là phẫu thuật được thực hiện phổ nhất trên thế giới.

Hầu hết các phẫu thuật cắt bao quy đầu được thực hiện vì lý do cá nhân, gia đình, văn hóa hoặc tôn giáo. Ở nước Úc ngày nay, có khoảng 20% trẻ em trai được cắt bao quy đầu. Việt Nam khoảng dưới 1%.

Cha mẹ có cần can thiệp và quyết định cắt bao quy đầu cho trẻ?

Câu trả lời là Có! Tuy nhiên khi cha mẹ cân nhắc việc cắt bao quy đầu cho trẻ,  cần lưu ý những rủi ro và lợi ích có thể xảy ra. Ở một số nước quyền được phép cho con cắt bao quy đầu đang bị tranh luận, nhưng ở nước ta thì không.

Lợi ích khi cắt bao quy đầu cho trẻ

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cắt bao quy đầu có thể mang lại những lợi ích như:

  Giảm 10 lần nguy cơ em bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) trong năm đầu đời.

  Không có nguy cơ bị nhiễm trùng da bao quy đầu.

  Vệ sinh bộ phận sinh dục dễ dàng hơn

  Nguy cơ bị ung thư dương vật thấp hơn nhiều (mặc dù đây là một tình trạng rất hiếm gặp và vệ sinh bộ phận sinh dục tốt dường như cũng làm giảm nguy cơ).

Nguy cơ nam giới bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) thấp hơn so với nam giới không cắt bao quy đầu (mặc dù quan hệ  tình dục an toàn có thể hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng này).

  Ngăn ngừa mùi hôi từ da bao quy đầu.

Những lý do không nên chọn cắt bao quy đầu cho trẻ

Ngoài ra còn có những lý do chính đáng khiến cha mẹ không chọn cắt bao quy đầu cho con trai, chẳng hạn như:

Muốn tránh phẫu thuật không cần thiết và có một số nguy cơ biến chứng, mặc dù đây là những phẫu thuật nhỏ và ít nguy cơ.

Lo ngại rằng việc cắt bỏ bao quy đầu có thể làm giảm độ nhạy cảm của đầu dương vật (mặc dù các nghiên cứu đều chỉ ra không ảnh hưởng tới khoái cảm tình dục).

  Muốn tránh đau đớn khi cắt bao quy đầu, có thể xảy ra tại thời điểm phẫu thuật và một thời gian sau đó.

Các chỉ định cắt bao quy đầu

Một số bé trai cần phải cắt bao quy đầu do các bệnh lý như:

        Hẹp bao quy đầu

        Bán hẹp bao quy đầu

        Viêm da bao quy đầu tái phát nhiều lần.

        Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.

Quy trình cắt bao quy đầu

Có nhiều phương pháp cắt bao quy đầu khác nhau. Luôn luôn nên sử dụng gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân.

Thủ thuật plastibell bao gồm làm tê khu vực bằng kem hoặc tiêm gây tê cục bộ. Một dụng cụ hình chuông được đưa vào bên dưới bao quy đầu để tách nó ra khỏi dương vật. Sau đó, bao quy đầu được cắt bỏ bằng kéo hoặc dao. Phần còn lại được khâu bằng chỉ tan hoặc keo dính mô.

Cắt bằng dao, kéo: hay còn gọi là phương pháp truyền thống. Da bao quy đầu được cắt phần che phủ quy đầu, phần da và niêm mạc còn lại sẽ được khâu lại bằng chỉ tan.

Cắt bằng máy khâu tự động (Stappler): Cũng tương tự như thủ thuật plastibell nhưng sau khi cắt, mép da giữa 2 diện cắt được khâu tự động bằng ghim sắt. Ghim này sẽ tự rụng sau 2-3 tuần. Đây là 1 phương pháp thẩm mỹ nhưng cách thực hiện rất khó, bác sĩ cần nhiều kinh nghiệm để thực hiện.

  Cắt bao quy đầu bằng laser: Không được khuyến cáo do laser có xu hướng cắt sâu gây chảy máu và không đều trên bề mặt gồ ghề của da bao quy đầu. Là phương pháp không thẩm mỹ.

Chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu

Cần được bác sĩ hướng dẫn, nhưng nhìn chung bao gồm:

  Trao cho con nhiều tình yêu và an ủi.

  Thoa một lớp dầu (được bác sĩ chỉ định) lên vết thương trước khi băng lại.

  Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để giữ cho khu vực này sạch sẽ nhất có thể.

Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Phản hồi thường xuyên với bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn.

Những trường hợp khẩn cấp cần liên hệ với bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn gặp phải:

Chảy máu liên tục từ vết thương

  Quy đầu dương vật đổi màu xanh hoặc đen

  Sốt

  Đau liên tục

  Đỏ hoặc sưng dương vật không hết sau 3-5 ngày

  Tiết dịch màu vàng từ vết mổ

Vòng khâu (khi cắt bằng máy khâu tự động) không bị rơi ra sau 3 tuần.

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục và dương vật khi chưa cắt bao quy đầu

  Bao quy đầu của trẻ nhỏ thường dính vào quy đầu (đầu) của dương vật cho đến khoảng năm tuổi. Đừng cố gắng kéo bao quy đầu xuống dưới khi nó sẵn sàng, vì điều này có thể làm hỏng các mô mỏng manh và gây sẹo. Nói chung, bao quy đầu của trẻ tốt nhất là để yên.

  Bao quy đầu của bé trai có thể thụt vào ở bất cứ đâu trong khoảng từ vài năm đầu đến tuổi dậy thì. Thông thường, có các chất kết dính giữa quy đầu của dương vật và lớp niêm mạc của bao quy đầu. Sự kết dính là bình thường và sẽ tách rời trong 15 năm đầu đời. Tới 90% sau tuổi 15 tự tách dính.

  Sau tuổi dậy thì, bao quy đầu phải dễ dàng thụt vào trong. Các tuyến nhờn bên dưới bao quy đầu tiết ra một chất đặc, màu trắng gọi là bựa sinh dục hay smegma, chất này phải được rửa sạch cẩn thận và thường xuyên để tránh bị viêm da bao quy đầu.

(Nguồn Ths BSNT Thiều Sĩ Sắc Bv Việt Đức)

Vì sao bạn nên chọn Vietlife
Phòng khám đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ bác sĩ là Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành
Chi phí khám bệnh chỉ từ 300.000 vnđ
Đăng ký tư vấn khám chữa bệnh

    Xem thêm

    Copyright ©2018 VietlifeClinic. All Rights Reserved