Thời tiết chuyển mùa nhiều người bệnh cơ xương khớp mất ăn mất ngủ vì các cơn đau xương khớp hành hạ. Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch. Chính sự thay đổi này góp phần làm cho các cơn đau xuất hiện. Người bệnh nên tuân thủ các biện pháp làm giảm đau xương khớp để cảm thấy dễ chịu hơn.

Mục lục
Tuân thủ điều trị
Là một trong những biện pháp quan trọng giúp giảm tình trạng đau xương khớp. Bởi có rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý gây ra tình trạng đau nhức xương khớp chỉ bác sĩ mới biết chính xác và có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý điều trị thuốc đau nhức xương khớp. Việc lạm dụng thuốc giảm đau hay các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày, rối loạn phân bố mỡ trên cơ thể, lâu dài có thể gây suy teo tuyến thượng thận, suy giảm miễn dịch.

Vận động phù hợp
Thời điểm chuyển giao từ hè sang thu, đông thì các khớp rất dễ bị têt buốt. Người bệnh nên cố gắng giữ ấm cơ thể để hạn chế tình trạng đau xương khớp. Cách đơn giản và hữu hiệu nhất đó là vận động, làm nóng cơ thể trước khi đi ra ngoài. Cần gia tăng sự tuần hoàn máu bằng cách vận động sau một khoảng thời gian ngừng vận động quá lâu.
Thời điểm thích hợp nhất để luyện tập đó là sáng hoặc tối. Đối với dân văn phòng thì cần phải thay đổi tư thế thường xuyên. Thỉnh thoảng đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng để tránh nhức mỏi khớp.

Chế độ ăn cân bằng
Chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần tích cực trong việc giảm đau nhức các khớp xương. Thực hiện chế độ ăn uống giảm cân nếu bạn thuộc nhóm thừa cân. Bởi béo phì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng đau nhức xương khớp. Hạn chế các chất béo từ mỡ động vật, thay vào đó hãy sử dụng dầu thực vật, dầu omega 3 và dầu cá, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Ưu tiên thực phẩm giàu canxi, vitamin khoáng chất như: đậu tương, cây họ đậu, hạnh nhân, hạt vừng, quả óc chó, các loại rau lá xanh sẫm (rau muống, rau mồng tơi, cải xanh…), cá hồi, cá mòi, sữa không béo vừa calo thấp, vừa giàu canxi và còn bổ sung các vitamin, khoáng chất, vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi.

Luôn giữ ấm cơ thể để giảm đau xương khớp
Ngoài các biện pháp bảo vệ sức khỏe chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên, người bệnh xương khớp cần lưu ý giữ ấm toàn thân. Nhất là bàn tay, bàn chân nhất là khi trời lạnh, mưa phùn. Hãy trang bị đầy đủ mũ, tất, găng tay mỗi khi đi ra ngoài.
Nếu ở ngoài thời tiết lạnh quá lâu thì có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng. Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng tăng cường khả năng lưu thông máu tới cơ bắp và da. Nhờ đó mà quá trình hồi phục được đẩy nhanh. Tuy nhiên chỉ nên ngâm mình trong nước ấm từ 10 – 15 phút để tránh phồng rộp da.
Nếu triệu chứng đau khớp của bạn kéo dài dai dẳng và vượt quá tầm kiểm soát hãy đi khám ngay. Các bác sỹ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.
Liên hệ Hotline 024 7307 8999 để được kết nối tới chuyên gia và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm:
- Các nguyên tắc trong điều trị các bệnh cơ xương khớp
- Những phương pháp phòng ngừa bệnh xương khớp khi thời tiết chuyển mùa
- Xương khớp dự báo…thời tiết