Mỡ máu càng cao thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng tăng. Cholesterol xấu tăng cao sẽ làm giảm lưu thông máu và kích thích hình thành cục máu đông. Khi các mảng xơ vữa này đọng lại rồi bong ra có thể gây tắc mạch vành làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay tắc mạch máu não gây đột quỵ não. Theo thống kê cho thấy có khoảng 93% người gặp đột quỵ có tiền sử bị rối loạn mỡ máu.
Khi chỉ số Triglycerid trong máu tăng cao sẽ tích lại ở gan, làm gan nhiễm mỡ. Mức độ nhiễm mỡ từ nhẹ đến nặng cuối cùng dẫn đến xơ gan. Nếu chỉ số triglycerid máu tăng quá cao có thể gây viêm tụy cấp tính. Nếu cả cholesterol và triglyceride tăng thì càng thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch.
Mục lục
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ não
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu cao, nếu người bệnh còn tiếp tục duy trì các thói quen này thì nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ là rất cao.
– Hút thuốc lá: thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến con người mắc rất nhiều bệnh trong đó có bệnh mỡ máu. Khi bạn đã bị mỡ máu mà vẫn tiếp tục hút thuốc sẽ làm tăng sinh gốc tự do, làm thay đổi cấu trúc nội mạch máu, làm tiền đề cho các mỡ máu bám vào thành mạch. Hút thuốc lá chính là nguyên nhân làm tăng 50% các vấn đề về tim mạch và tử vong do tim mạch.
– Uống rượu bia: Các loại đồ uống có cồn như rượu bia là nguyên nhân gây tăng mỡ máu. Nếu tiếp tục duy trì dễ dẫn đến tai biến và đột quỵ
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến bệnh mỡ máu dễ bị biến chứng nữa. Đó là:
– Người bệnh bị huyết áp cao: Theo ước tính, người có tiền sử huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 34% và nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 21%.
– Người bệnh Đái tháo đường: Đường huyết tăng cao làm tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch, làm gia tăng các mảng xơ vữa tại thành động mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu, tạo cơ hội thuận lợi cho các cục máu đông hình thành, khi các mảng xơ vữa này rơi xuống hoặc dày lên sẽ gây bít tắc mạch máu. Thêm vào đó, nhiều khi những mảng xơ vữa có thể còn vỡ ra và di chuyển trong lòng mạch, gây ngưng trệ dòng máu đây chính là nguyên nhân gây đột quỵ và nhồi máu não.
Triệu chứng
Về mặt triệu chứng nhiều khi rất khó phân biệt như đau đầu nói khó, nói ngọng, yếu nửa người, méo miệng… Tùy theo vị trí não bị tổn thương mà dấu hiệu có thể thay đổi. Khi có một trong các dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân chuyên khoa chụp MRI não, mạch não để xác định chẩn đoán và điều trị.
Hiện nay, điều trị đột quỵ não có rất nhiều tiến bộ. Đặc biệt là loại đột quỵ có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp tái thông mạch não bằng cách lấy huyết khối.
Tuy nhiên để có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết cần đến bệnh viện trong vòng 3 giờ, có thể mở rộng lên tới 4,5 giờ còn nếu muộn hơn sẽ không làm được, huyết khối sẽ phải lấy ra bằng phương pháp sử dụng dụng cụ cơ học để có thể tái thông được các mạch não. Chính vì vậy người nhà cần đưa bệnh nhân đến BV sớm nhất có thể, càng được cấp cứu sớm thì khả năng phục hồi càng tốt và giảm các di chứng.
Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao
Bệnh mỡ máu cao nếu được phát hiện sớm thay vì sử dụng thuốc người bệnh có thể thay đổi thói quen, lối sống, chế độ ăn uống và vận động. Nếu duy trì tốt có thể làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Còn nếu chủ quan để bệnh phát triển đến giai đoạn phải phụ thuộc vào thuốc điều trị thì nguy cơ biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra,bệnh mỡ máu cao nếu điều trị không đúng cách cũng rất dễ tái phát trở lại. Để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên thực hiện theo những biện pháp sau:
– Cần giữ cân nặng ở mức ổn định. Không để thừa cân béo phì và tăng cân đột ngột.
– Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt bê hay thịt ngan, vịt…
– Nên sử dụng dầu thực vật chứa nhiều Omega 3, Omega 6 thay vì dùng mỡ động vật.
– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng và vitamin cho cơ thể, giúp giảm mỡ máu hiệu quả.
– Không dùng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích với người bị bệnh mỡ máu cao
– Hạn chế ăn nhiều đạm, không nên ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều vì sẽ gây khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạnh.
Hiện tại, việc tầm soát và dự phòng đột quỵ là cách chủ động bảo vệ bản thân, phát hiện sớm các nguy cơ để cải thiện/điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra đột quỵ.
Liên hệ ngay Hotline để tư vấn miễn phí: (024)7307.8999/ 0906.993.330