Viêm khớp gối là bệnh lý về xương khớp thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Dưới đây là 7 triệu chứng thường gặp mà người bệnh không nên chủ quan.
Mục lục
- 1 Dấu hiệu thứ nhất của viêm khớp gối: Cơn đau khớp tiến triển từ từ
- 2 Dấu hiệu thứ hai của viêm khớp gối: Sưng và nhức khớp
- 3 Dấu hiệu thứ ba của viêm khớp gối: Cứng khớp
- 4 Dấu hiệu thứ tư của viêm khớp gối: Xuất hiện tiếng “lạo xạo” khi di chuyển
- 5 Dấu hiệu thứ năm của viêm khớp gối: Hạn chế khả năng cử động
- 6 Dấu hiệu thứ sáu của viêm khớp gối: Mất dịch khớp
- 7 Dấu hiệu thứ bảy của viêm khớp gối: Biến dạng gối
- 8 Làm gì khi có dấu hiệu bị viêm khớp?
Dấu hiệu thứ nhất của viêm khớp gối: Cơn đau khớp tiến triển từ từ
Cơn đau của bệnh viêm khớp thường xuất hiện một cách đột ngột. Mức độ đau nhức tăng dần theo thời gian. Ban đầu, người bệnh chỉ bị đau vào sáng sớm khi mới ngủ dậy. Đặc biệt là những lúc đứng dậy đột ngột, leo cầu thang. Những khi thời tiết thay đổi thì người bệnh viêm khớp là người khổ sở nhất vì đau nhức.
Dấu hiệu thứ hai của viêm khớp gối: Sưng và nhức khớp
Viêm khớp đầu gối thường gây viêm định kỳ do gai xương hình thành hoặc tràn dịch khớp gối. Vết sưng xuất hiện rõ hơn vào khoảng thời gian ngừng hoạt động như buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy.
Vùng da ở khớp còn bị đỏ và nóng khi chạm vào. Đây là dấu hiệu cho thấy viêm gối đã trở thành mãn tính. Lúc này người bệnh không thể điều trị bằng thuốc OTC hoặc các loại thuốc chống viêm thông thường.
Dấu hiệu thứ ba của viêm khớp gối: Cứng khớp
Bệnh để lâu ngày không điều trị thì các cơ ở đầu gối bị suy yếu. Toàn bộ cấu trúc khớp gối trở nên không ổn định và dẫn đến tình trạng cứng khớp. Người bệnh sẽ khó thực hiện các động tác như gập hoặc duỗi chân. Triệu chứng này có thể xuất hiện và tự biến mất sau một thời gian.
Dấu hiệu thứ tư của viêm khớp gối: Xuất hiện tiếng “lạo xạo” khi di chuyển
Tiếng “lạo xạo” phát ra từ đầu gối của bệnh nhân bị viêm khớp trong quá trình di chuyển. Nguyên nhân của hiện tượng này là lớp sụn hỗ trợ cho việc cử động bị mất đi hoặc mòn đi. Do đó các gai xương cọ vào nhau trong quá trình di chuyển.
Dấu hiệu thứ năm của viêm khớp gối: Hạn chế khả năng cử động
Viêm khớp gây ra cản trở trong quá trình vận động của vùng đầu gối ngay cả trong những hoạt động thường ngày như leo cầu thang, chạy bộ, đi xe đạp. Có những người bị viêm khớp gối nặng không thể tự mình thực hiện các hoạt động đơn giản. Bệnh nhân cần phải chống gậy hoặc dùng nạng khi di chuyển.
Dấu hiệu thứ sáu của viêm khớp gối: Mất dịch khớp
Để nhận biết rõ dấu hiệu này thì cần phải chụp X quang gối. Đây là phương pháp chẩn đoán hiệu quả có thể xác định mức độ mất dịch khớp tạo ra những âm thanh “lạo xạo” và hạn chế các cử động.
Dấu hiệu thứ bảy của viêm khớp gối: Biến dạng gối
Những trường hợp viêm khớp nặng có thể khiến cho gối bị biến dạng. Viêm khớp có thể khiến cho gối bị lõm vào do các cơ quanh khớp trở nên yếu và mỏng. Tình trạng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Làm gì khi có dấu hiệu bị viêm khớp?
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng viêm khớp kể trên thì không nên chủ quan. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Bên cạnh việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ thì bạn cần chú ý tới một vài điểm sau:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp cơ thể trở nên khỏe manh chiến đấu với bệnh tật. Đây còn biện pháp quan trọng để hỗ trợ điều trị chứng viêm khớp gối. Vì vậy người mắc bệnh cần chú ý đến các thực đơn hằng ngày
- Bổ sung nhiều rau củ quả tươi, đặc biệt là những loại giàu chất chống oxy hóa, chống viêm như cam, bưởi, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, tỏi, gừng, nghệ…
- Người bệnh cũng nên ăn nhiều các loại cá, hạn chế vừa phải các loại thịt
- Đặc biệt tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường,…
Luyện tập thể dục thường xuyên
Duy trì đều đặn các bài tập vừa sức để cho các khớp hoạt động ổn định, tránh hiện tượng co cứng khớp. Đây là cách thức hiệu quả để giảm thiểu các cơn đâu do viêm khớp gối gây ra.
Các hoạt động mà người bệnh nên tham gia tích cực đó là đi bộ, chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội,…
Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm khớp đầu gối
Vật lý trị liệu có thể tăng cường cơ bắp xung quanh vùng khớp bị tổn thương.
Ngoài ra, châm cứu, bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, từ đó giảm thiểu cơn đau do viêm khớp gây nên.
Xem thêm:
- Tiêm khớp thế nào cho an toàn và hiệu quả
- Thừa cân ảnh hưởng đến chứng viêm khớp như thế nào?
- Viêm thấp khớp gối