Thoái hóa khớp cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người mắc thoái hóa khớp giúp tăng tiết dịch khớp, giảm khả năng xảy ra biến chứng: Dính khớp, cứng khớp, khớp bị biến dạng.
Thoái hóa khớp – Những con số đáng báo động
Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỷ lệ các bệnh xương khớp càng phổ biến. Ở Mỹ, có khoảng 80% người trên 55 tuổi có hình ảnh X Quang thoái hóa khớp, trong đó 10 – 20% số người có biểu hiện hạn chế vận động, khoảng vài trăm ngàn người không tự phục vụ được do bị thoái hóa khớp mỗi năm. Chi phí y tế cho bệnh thoái hóa khớp chiếm 76 tỷ USD và có gần 500.000 ca thay khớp/năm.
Tại Việt Nam, theo thống kê có tới 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp đang là con số báo động. Trong 10 năm (1991-2000) về những bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai thoái hóa khớp đứng hàng thứ 3 (4,66%) trong nhóm các bệnh có tổn thương khớp. Tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ thoái hóa khớp gối trên X quang ở những người trên 40 tuổi là 34,2%.
Bệnh nhân khám và điệu trị xương khớp tại Vietlife
Thoái hóa khớp sẽ là gánh nặng rất tốn kém cho cá nhân người bệnh nói riêng và toàn xã hội nói chung nếu không được chẩn đoán, điều trị và theo dõi.
Tại Vietlife Clinic hiện có khoa cơ xương khớp bao gồm 3 chuyên khoa: Nội cơ xương khớp, Ngoại cơ xương khớp và Phục hồi chức năng. Với chức năng điều trị ngoại trú/ khám các bệnh về xương khớp, thần kinh cột sống. Đội ngũ y bác sĩ công tác tại khoa từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Hữu Nghị, Việt Đức, Đại học Y Hà Nội…
Để được tư vấn hỗ trợ, cũng như đặt lịch khám với các chuyên gia, người bệnh có thể liên hệ trước theo HOTLINE (024) 7307 8999.
Dưới đây là lời khuyên từ các bác sĩ tại khoa cơ xương khớp Vietlife về bài tập vận động cho người mắc thoái hóa khớp.
5 BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CHO THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Cử động gập duỗi được khớp gối và giảm đau là mong ước của mọi người bệnh bị thoái hóa khớp gối. Điều này chỉ đạt được khi bạn được hướng dẫn tập luyện đúng cách, nhằm mục đích làm khỏe các nhóm cơ xung quanh và bảo vệ được sụn khớp.
Sau đây là 5 bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở nhà. Lưu ý trong khi luyện tập tránh các động tác gắng sức quá mức gây đau, trong trường hợp đó bạn cần được các bác sĩ phục hồi chức năng thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.
- Kéo dãn cơ vùng trước đùi
- Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai. Một tay đẩy vào tường hoặc bám vào thành ghế giữ thăng bằng cho thân mình.
- Tay kia nắm lấy bàn chân và kéo gập cẳng chân gấp ra phía sau như hình vẽ. Cố gắng chạm gót chân vào mông, đùi.
- Giữ trong 30 giây. Lặp lại trên chân đối diện.
Thực hiện bài tập này ít nhất 3 lần / ngày.
- Kéo dãn cơ bắp chân, làm tăng sự linh hoạt của các nhóm cơ chân và khớp gối
- Đặt bàn chân phải của bạn cách chân trái vài bước chân. Gập gối phải của bạn, đảm bảo đầu gối của bạn không bị đẩy quá về phía so với các ngón chân của bạn.
- Giữ chân trái thẳng, ấn gót chân trái xuống đất để kéo dãn cơ bắp chân phía sau.
- Giữ trong 30 giây. Lặp lại trên chân đối diện.
- Thực hiện bài tập này ít nhất 3 lần / ngày.
- Bài tập làm khỏe cơ mặt trước đùi
- Ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt sát mặt sàn, gối gấp 90°.
- Từ từ duỗi thẳng chân phải, nâng lên theo hướng nằm ngang song song với mặt sàn
- Giữ trong 30 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống đặt sát mặt sàn.
- Lặp lại trên chân đối diện.
Thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày.
- Tập bước lên bục hoặc 1 bậc cầu thang
- Đứng trước bục (cao từ 10 – 20 cm), hai chân rộng bằng vai.
- Bước lên bục bằng chân phải, sau đó với chân trái.
- Bước xuống ngược lại: Chân trái của bạn chạm đất trước, sau đó là chân phải.
- Bước theo tốc độ của riêng bạn trong khoảng 30 giây mỗi lần. Có thể sử dụng thanh vịn để giữ thăng bằng.
- Thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày.
- Bài tập làm giảm sự co thắt của gân khoeo (Hình 5)
- Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.
- Nhấc chân phải lên, hai tay nắm lấy cẳng chân và kéo nó về phía ngực cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái. Giữ chân bạn bằng tay, hoặc dùng dây treo.
- Nếu bạn thấy mỏi quá, có thể gập gối hoặc hạ thấp chân một chút.
Giữ trong 30 giây và lặp lại trên chân đối diện. - Thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày.
Những bài tập kéo dãn này là một phần quan trọng trong toàn bộ kế hoạch tập luyện cho người bệnh bị thoái hóa khớp gối. Tùy từ trường hợp, có thể phối hợp với các bài tập aerobic khác nhằm làm khỏe cơ, dây chằng .
Ngoài ra, chương trình tập luyện đúng, phù hợp cũng sẽ giúp bạn giảm cân, qua đó làm giảm áp lực tì đè lên sụn khớp. Đi bộ vừa phải, đạp xe, bơi lội là những bài tập có ích cho người bị thoái hóa khớp gối.