CSKH HN
024.7307.8999
CSKH HCM
028.3868.0909

3 sai lầm thường gặp trong điều trị thoái hóa khớp gối khiến bệnh nặng hơn

Bệnh thoái hóa khớp là bệnh mãn tính tuy không gây tử vong nhưng lại là nỗi ám ảnh của nhiều người. Theo các chuyên gia, nhiều người mắc sai lầm trong điều trị thoái hóa khớp khiến bệnh đã nặng càng thêm nặng. 

Thoái hóa khớp gối hậu quả của quá trình cơ học và sinh học. Sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương. Biểu hiện cuối cùng của bệnh là sự thay đổi về hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào. Cộng với đó là chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Căn bệnh này rất hay gặp ở nữ giới, chiếm xấp xỉ 80% ca bệnh thoái hóa khớp gối.

BS CKII Nguyễn Thị Lan – Nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp BV Hữu Nghị – Bác sĩ Cơ Xương Khớp Phòng khám Vietlife đang tư vấn cho bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân khi đến Vietlife thăm khám thường nêu đã sử dụng loại thuốc giảm đau này, luyện tập thể thao này kia…nhưng sao bệnh không thuyên giảm? Thế nhưng đây lại chính là những sai lầm của người bệnh khi tự ý điều trị theo “truyền miệng” hay “giống với người khác”. Dưới đây là 3 lầm tưởng khiến bệnh nặng hơn người bệnh cần tránh.

1. Lạm dụng thuốc giảm đau

Khi bị đau khớp, bệnh nhân thường tìm đến một số thuốc giảm đau như: aspirin, diclofenac, ibuprofen… Nhóm thuốc này không chứa steroid (NSAID) có tác dụng chống viêm tốt, giảm đau, hạ nhiệt, áp dụng trong điều trị các triệu chứng đau do thấp khớp, thoái hóa. Tuy nhiên, vì hoạt chất có trong thành phần của nhiều tên thương mại khác nhau nên người sử dụng rất dễ dùng đồng thời nhiều loại thuốc 1 lúc, gây tình trạng quá liều, đồng nghĩa với việc tăng độc tính và nguy cơ tác dụng phụ như: suy thận, gan, tổn thương tiêu hóa, loãng xương…

Hay nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc bắc, thuốc nam mà không biết rằng một số thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc có chứa corticoid. Thành phần này có tác dụng giảm đau tốt ngay tại thời điểm dùng thuốc nhưng gây tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, phù toàn thân…

2️. Tập đi bộ tăng cường vận động

Giai đoạn viêm khớp có đau khớp nhiều hoặc tràn dịch khớp, nhiều bệnh nhân lại tập đi bộ. Điều này tăng tải trọng lên khớp, khiến bệnh trở nặng hơn. Với thoái hóa khớp, bệnh nhân cần thực hiện các bài tập như đạp xe, bơi lội… vừa giảm tải lên bề mặt của khớp, vừa làm giãn cơ, tránh hiện tượng đau do co thắt dây chằng quanh khớp.

Thoái hóa khớp gối đi bộ nhiều không tốt

3️. Tự ý chườm nóng

Chườm nóng có thể được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp, tuy nhiên không áp dụng với trường hợp có viêm khớp, bệnh lý viêm khớp dạng thấp, gout… Vì càng chườm nóng càng kích thích tăng sinh các mạch máu gây viêm nặng. Việc thoa thuốc làm nóng tại khớp cũng kích thích viêm, khiến bệnh thêm trầm trọng.

Nếu người bệnh thấy xuất hiện những cơn đau khớp, đau kéo dài…nhất định không nên tự ý “điều trị”. Chủ động phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ lúc xương khớp mới “xuống cấp” đó chính là cách “nâng cấp” sức khỏe bản thân tối ưu nhất. Hãy nhớ lắng nghe cơ thể, tác động kịp thời và chăm sóc thường xuyên sẽ tốt hơn là xử lý sau những cơn đau kéo dài. Liên hệ Hotline 024 7307 8999 – 028 3868 0909 để được tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ chuyên khoa CXK Vietlife!

Vì sao bạn nên chọn Vietlife
Phòng khám đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ bác sĩ là Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành
Chi phí khám bệnh chỉ từ 300.000 vnđ
Đăng ký tư vấn khám chữa bệnh

    Xem thêm

    Copyright ©2018 VietlifeClinic. All Rights Reserved