Nhiều người gặp phải tình trạng cổ đau cứng mà không rõ nguyên nhân. Cổ đau cứng kèm theo hạn chế cử động khiến bạn phải quay cả thân mình để nhìn sang hai bên. Đau mỏi cổ có thể là do vận động sai tư thế nhưng cũng có thể là biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm.

Mục lục
Căng cơ
Những hoạt động khiến cổ của bạn ở tư thế không thoải mái trong thời gian dài khiến cho cơ vùng cổ bị đau mỏi và co thắt. Ví dụ như: ngủ sai tư thế, kê gối quá cao, cúi nhìn xuống màn hình điện thoại, máy vi tính…
Bệnh lý vùng cột sống cổ
Hiện tượng đau mỏi cơ vùng cổ nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể là dấu hiệu của hẹp ống sống cổ, các bệnh lý đĩa đệm, lao đốt sống cổ, ung thư đốt sống cổ… Các bệnh trên cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Hẹp ống sống cổ nếu chèn ép vào tủy sống có thể yếu tứ chi, đi lại khó khăn, mất các động tác vận động tinh tế. Lao cột sống lâu ngày sẽ gây xẹp đốt sống cổ vì đốt sống lúc này sẽ trở nên yếu hơn bình thường, chỉ cần một tác động mạnh lên cổ có thể tạo sức ép lên tủy, dẫn đến tử vong. Thoát vị cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi dẫn đến tàn phế suốt đời.
Bất cứ tình trạng nào nêu trên đều cần được khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa cột sống. Kể cả khi các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn vẫn nên điều trị vì kế hoạch điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa các bệnh lý cột sống trở nên trầm trọng theo thời gian.
Nhiễm trùng
Cứng cổ do nhiễm trùng trong bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu. Đây là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bạn sốt, đau đầu, buồn nôn hay bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng khác đi kèm với cứng cổ, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Các trường hợp, đau mỏi cổ do căng cơ đơn thuần sẽ được chữa khỏi trong vài ngày. Nếu cứng cổ không đỡ sau một tuần, hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
Xử trí ban đầu khi bạn bị đau mỏi cổ do căng cơ
– Nghỉ ngơi giảm bớt tình trạng co cứng cơ. Nghỉ ngơi sẽ cho phép các cơ bị tổn thương hồi phục, giảm bớt tình trạng đau mỏi cổ và co kéo cơ. Tuy nhiên nên giới hạn thời gian nghỉ trong 1-2 ngày. Vì không vận động kéo dài có thể làm cơ vùng cổ yếu đi, khiến việc nâng đỡ cổ và đầu trở nên khó khăn.
– Nhẹ nhàng cử động kéo giãn các cơ vùng cổ. Nhẹ nhàng kéo giãn các cơ vùng cổ bằng các cử động cổ. Kéo giãn nhẹ nhàng phục hồi tầm hoạt động bình thường của cổ. Bạn nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu.
– Chườm ấm giúp lưu thông mạch máu vùng cổ, giảm đau mỏi cổ và co cứng cơ. Chườm ấm làm gia tăng tình trạng lưu thông máu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành của tổn thương vùng cổ.
– Các bài tập Aerobic nhẹ nhàng giúp ích trong việc giảm cứng cổ. Kể cả đi bộ không trực tiếp ảnh hưởng đến vùng cổ. Đi bộ giúp tăng lưu lượng oxy vận chuyển đến các mô xung quanh cột sống. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ vùng cổ.
Hệ thống phòng khám Vietlife là đơn vị đi đầu trong vấn đề khám, tư vấn, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị về cơ xương khớp, cột sống.
Đội ngũ chuyên gia bác sĩ:
- PGS. TS.Thầy thuốc ưu tú Kiều Đình Hùng – Trưởng khoa Ngoại thần kinh cột sống – Bệnh viện Đại học Y
- ThS. Bác Sĩ Trần Quốc Khánh – Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức
- ThS. Bác Sĩ Hà Đức Cường – Khoa ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai
Nếu có vấn đề thắc mắc anh/ chị vui lòng gọi ngay hotline 0906 99 33 30 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết và tận tình nhất hoặc gửi câu hỏi tư vấn tại đây: BẢN ĐĂNG KÝ
Xem thêm:
- Xử trí chấn thương cột sống – Lưu ý trong sơ cứu ban đầu
- Áp xe cơ thắt lưng sau tiêm, đắp lá chữa đau cột sống thắt lưng
- Hành trình chữa bệnh của cậu bé bị tổn thương cột sống